Trong thời đại hội nhập quốc tế, ngành công nghiệp phụ trợ và vật liệu trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp, đây cũng là một cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận công nghệ hiện đại. Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp phụ trợ và vật liệu ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ VẬT LIỆU TẠI VIỆT NAM
Ngành công nghiệp phụ trợ và vật liệu phát triển là nền tảng kéo ngành Sofa - Nội thất phát triển. Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) cho biết, năm 2020 Mỹ nhập khẩu đồ gỗ nội thất nhiều nhất từ thị trường Việt Nam vượt qua Trung Quốc, đạt 6.7 tỷ USD, tăng 73%. Từ đó, gia tăng sức cạnh tranh của các ngành “lớp trên” tạo ra các sản phẩm và thương hiệu uy tín, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, ngành công nghiệp phụ trợ và vật liệu ngày càng được các doanh nghiệp trong nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm và định hướng là một trong những ngành ưu tiên phát triển, được ưu đãi đầu tư.
Theo thống kê số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ và vật liệu hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp. Với mục tiêu nâng cao năng lực ngành công nghiệp phụ trợ để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trong nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 08/06/2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ. Nghị Quyết đã đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và vật liệu để đảm bảo phù hợp với bối cảnh tình hình mới.
Sản phẩm hoàn thành từ vật liệu ngành Sofa - Nội thất
Một là, cao năng lực cạnh tranh
Ngành phụ trợ và vật liệu là yếu tố có tính nền tảng, là nguyên liệu đầu vào cho các thị trường sản xuất hàng hóa, có hiệu ứng lan tỏa, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt là thúc đẩy phát triển ngành Sofa - Nội thất theo tiêu chuẩn quốc tế trực tiếp đến tay người tiêu dùng Việt Nam.
Hai là, tối ưu hóa quy trình và giảm giá thành sản phẩm
Sản xuất phụ trợ và vật liệu có quy mô càng lớn thì giá thành càng rẻ, lợi nhuận và giá trị gia tăng càng cao. Vì vậy, phát triển sản xuất phụ trợ sẽ khắc phục được tình trạng xuất khẩu vật liệu thô giá rẻ, giúp các chủ doanh nghiệp định hướng đổi mới, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, còn hạn chế tình trạng Việt Nam chỉ tận dụng được lợi thế lao động giá rẻ nhưng giá trị gia tăng thấp, không chủ động được việc bảo vệ môi trường.
Ba là, giảm sự lệ thuộc vào ngành công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc
Hiện tại Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều nguyên phụ liệu vào thị trường Trung Quốc, nên khi dịch COVID-19 xảy ra, khiến nhiều ngành rơi vào tình thế lao đao khi không chủ động được nguồn nguyên liệu, nhất là chi phí logistics tăng cao. Chính vì vậy, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài sẽ giảm, tương ứng với đó là nâng tầm về sức cạnh tranh.
Bốn là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam vẫn đang được định hình là một “kinh đô sản xuất” giá rẻ và là điểm đến yêu thích của nhiều nhà đầu tư. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không có nghĩa chỉ nhập nguyên liệu về lắp ráp, gia công, không phải chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp FDI lắp ráp mà còn tham gia vào chuỗi giá trị thế giới. Phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam phải hướng tới các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước và các ngành thu hút mạnh nguồn vốn FDI, các ngành có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ta có chỗ đứng vững chắc, hợp tác phát triển.
KHÁT VỌNG, TẦM NHÌN CỦA LEATHER SUMMIT TRONG NỀN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ, TẠO TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN SOFA - NỘI THẤT
Nhìn thấy được tiềm năng của nền công nghiệp phụ trợ và vật liệu đang được quan tâm và thúc đẩy phát triển tại thị trường Việt Nam, chuỗi sự kiện Leather Summit đã được ra đời mang trong mình sứ mệnh là tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành Sofa - Nội thất. Đặc biệt, sự kiện còn gửi gắm tham vọng xây dựng một nền công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất Sofa - Nội thất, góp phần vào kinh ngạch xuất khẩu của nước nhà.
Phát biểu tại sự kiện, sự xuất hiện của diễn giả Kendy Vũ - CEO Genus Leather Viet Nam, người dẫn dắt “con tàu” Genus Leather đã chia sẻ câu chuyện về tầm nhìn và khát vọng của Genus Leather. Từ khát vọng của một cá nhân, một doanh nghiệp, anh Kendy Vũ đã truyền cảm hứng và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng cùng góp “viên gạch” tạo nên sức mạnh chung, chuyển đổi đồng bộ của các doanh nghiệp. Bằng một chủ đề ngắn nhưng đầy niềm tự hào Việt Nam, anh đã cho cộng đồng một niềm tin mạnh mẽ vào việc xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ hoàn chỉnh cho ngành Nội thất.
Diễn giả Kendy Vũ Anh chia sẻ về ngành phụ trợ tại sự kiện Leather Summit 2022
Với những dấu hiệu phát triển ngành phụ trợ và vật liệu cùng với những chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ đảm bảo sự phát triển kinh tế đất nước. Leather Summit tiếp tục với mong muốn mang trong mình sứ mệnh là đại diện thúc đẩy sự hợp tác thành công giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối hướng tới sự phát triển toàn diện của ngành Sofa - Nội thất trong những năm tới.