Tại sự kiện Leather Summit 2022, CEO Genus Leather - Mr. Kendy Vu đã chia sẻ câu chuyện về tầm nhìn và khát vọng của Genus Leather, cơ hội nào cho sản phẩm nội thất có nguồn gốc từ Việt Nam, tầm quan trọng của nền công nghiệp phụ trợ. 


Chia sẻ với ngàn trăm chủ doanh nghiệp tại sự kiện ngày 20/9 diễn ra tại Thạch Thất, Hà Nội Mr. Kendy Vu đã đặt ra câu hỏi rằng “Liệu ngành sản xuất sofa tại Việt Nam có sự chuyển mình trong những năm sắp tới để trở thành công xưởng sản xuất sofa của thế giới?” Theo đó, đại diện Genus Leather cho biết sản xuất sofa số lượng lớn và tập trung vào chất lượng là hai định hướng để phát triển ngành sofa tại Việt Nam. 


Nhìn nhận sự phát triển của ngành sản xuất sofa ở bình diện quốc tế, theo thống kê vào năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 7.6 billion USD Việt Nam đồ nội thất sang Mỹ vào năm 2020. Đây là một con số không nhỏ nhưng Việt Nam có thể đạt được con số đáng mơ ước hơn trong tương lai nếu các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất sofa số lượng lớn. 


Việc sản xuất sofa số lượng lớn đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian, nguồn lực, chi phí,... Song song đó, sản xuất sofa số lượng lớn cũng có lợi cho sự phát triển cho các doanh nghiệp nội thất. Với nguồn tài chính lớn, các doanh nghiệp có thể chi tiêu nhiều hơn cho thiết kế, máy móc, nguồn lực,... Quy mô sản xuất lớn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất đáng kể, nguyên vật liệu được mua với giá ưu đãi hơn, sử dụng phần lớn máy móc giúp giảm được chi phí lao động. Hàng hóa sản xuất đạt chuẩn với số lượng lớn cùng chi phí thấp. 


Bên cạnh đó, sự phát triển quy mô lớn đòi hỏi các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng phải phát triển theo. Cụ thể, sản xuất sofa số lượng lớn sẽ phát sinh ra nhiều ngành công nghiệp nhỏ sử dụng các sản phẩm phụ của nó hoặc cung cấp đầu vào cho nó. “Để có ngành công nghiệp nội thất phát triển thì phải ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành nội thất phát triển, và chúng tôi muốn là người tiên phong cho điều này” Mr. Kendy Vu chia sẻ. 


Tạo dựng thương hiệu và sản phẩm sofa tại Việt Nam


Từ trước đến nay, các doanh nghiệp sản xuất sofa tại Việt Nam luôn đặt người tiêu dùng lên làm ưu tiên hàng đầu. Các thương hiệu cạnh tranh với nhau nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Để làm được điều đó, các chủ doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng sản phẩm.


Chất lượng là giá trị, nói đến định hướng phát triển ngành sofa phải nói đến yếu tố “chất lượng”. Việc tạo ra sản phẩm có chất lượng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc cạnh tranh về chất lượng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường. Các thương hiệu cao cấp từ lâu đã xây dựng lên một mối quan hệ chặt chẽ giữa một bên là giá cả, một bên là hàng hóa, một bên là trải nghiệm của người dùng.


Đối với ngành sản xuất sofa, chất lượng bao gồm nhiều yếu tố: nguyên vật liệu cao cấp, dây chuyền sản xuất tối ưu, đội ngũ nhân công lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại,...  Có thể nói vật liệu được xem là linh hồn của các sản phẩm sofa. Muốn định vị được sản phẩm cao cấp, các doanh nghiệp cần tập trung vào vật liệu. Không ít xưởng sản xuất sofa vừa và nhỏ vẫn giữ quan điểm chọn các vật liệu có giá trị thấp để đem lại lợi nhuận cao. Mạnh dạn thay đổi để viết nên câu chuyện thương hiệu và sản phẩm “made in Viet Nam” trong thời đại mới là việc mà các doanh nghiệp kinh doanh sofa cần thực hiện ngay lúc này. 


Xây dựng thương hiệu nội thất tập trung vào chất lượng

Sự kiện Leather Summit 2022 được tổ chức được tổ chức vào buổi chiều ngày 20/9 tại Hà Nội. Sự kiện là sản phẩm ý tưởng của Genus Leather với sự phối hợp của Leather Hub, Suntory Media. Leather Summit còn nhận được sự tham gia đồng hành của các đối tác chiến lược Haravan, Học viện BOS, Công ty CSP, Studio Lillelund, CEO HKC Decor. Các đơn vị bảo trợ truyền thông Tạp chí Deluxe Việt Nam, DoanhNhanPlus, HomeDecorPlus.


Genus Leather tạo ra chuỗi sự kiện với mong muốn thấu hiểu cộng đồng, lắng nghe ý kiến từ các chủ doanh nghiệp, mong muốn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao và làm thế nào để ngành công nghiệp sản xuất sofa có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế”. Từ một khát vọng của cá nhân, một doanh nghiệp, Mr Kendy Vu đã truyền cảm hứng và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để tạo nên sức mạnh chung, phát triển đồng bộ các doanh nghiệp sản xuất sofa tại Việt Nam. 


Sự kiện mang đến những chia sẻ quý báu về xu hướng, tầm nhìn và khát vọng 
của thị trường Sofa- Nội thất Việt Nam

Đội ngũ founder của Leather Summit tin rằng, trong tương lai gần, sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ từ cộng đồng, chuyển đổi công nghệ và phương thức quản trị, gia tăng giá trị sản phẩm và thương hiệu để góp vào giá trị xuất khẩu của ngành, khẳng định vị thế của Việt Nam trong ngành sofa - nội thất.